ĐIỂM MẶT CÁC BỘ GROUPSET XE ĐẠP MANG THƯƠNG HIỆU SHIMANO (PHẦN 2)
Sau loạt bài về các groupset Shimano dành cho xe đạp MTB, trong phần tiếp theo , chúng tôi sẽ điểm mặt các groupset Shimano dành riêng cho xe đạp Road-bike.
Hệ thống tay Lắc của Shimano thì gọi là Shimano Total Integration (STI) ra đời năm 1990, của Campagnolo thì gọi là ErgoPower (1992) và của Sram là Double Tap ( 2005 ), mỗi hệ thống đều có 1 tên riêng, 1 kiểu vận hành riêng, còn VN thì cái nào cũng gọi là tay Lắc. Trong khuôn khổ bài này ta cùng tìm hiểu tay lắc Shimano.
SHIMANO SORA
Shimano Sora groupset.
Tay lắc Sora có các đời sau :
Shimano Sora ST-3300/3303 8 tốc độ: Việt Nam gọi là Tay Lắc Sora 8, dân … dân xe đạp chuyên nghiệp thì chỉ cần đọc ký số thì biết ngay đời sản phẩm, ví dụ như chỉ cần nói tay lắc Shimano 3300 là biết ngay tay Sora 8 ( tốc độ ), còn 3303 là tay lắc dành cho 3 dĩa ( triple ), 3300 cho 2 dĩa ( dĩa đôi ).
Shimano Sora ST-3400 9 tốc độ: Việt Nam gọi là Tay Lắc Sora 9, tương thích với dĩa đôi và dĩa 3, có hiển thị chuyển đổi tốc độ trên tay lắc.
Nói thêm về tay lắc Sora, biểu diễn của chuyển đổi tốc độ là lắc ( dưới ) để lên líp lớn và xả ( trên ) để xuống líp nhỏ ( gọi là Ergonomic comfortable bracket ), chỉ có đời này mới thiết kế như vậy, các đời tay lắc shimano khác là lắc dưới – xả dưới ( xem các sản phẩm tiếp theo ). Hiện nay Sora chưa làm group 10sp vì vậy cũng chưa có tay lắc Sora 10sp.
SHIMANO TIAGRA
Shimano Tiagra
Shimano Tiagra có các đời sau :
Shimano Tiagra STI-4400, 9 tốc độ: Đây là 1 cải tiến rất đáng kể của Shimano, loại tay lắc này không còn sử dụng ngón cái như Sora mà bây giờ chỉ cần 1 ngón trỏ cho việc chuyển đổi tốc độ. Tay Lắc STI-4400 là 1 cần điều khiển kép (Dual Control Lever ) mà Shimano gọi là cần A và cần B, khi di chuyển từ ngoài vào trong cần A bạn sẽ đưa xích từ líp nhỏ lên líp lớn ở tay lắc bên phải và sên từ dĩa nhỏ lên dĩa lớn ở tay lắc trái và cần B làm công việc ngược lại.
Shimano Tiagra STI-4500, 9 tốc độ: Tiagra 4500 đã cải tiến rất nhiều về hình thức nên đẹp hơn đời 4400, có đồng hồ hiển thị, và được thiết kế phù hợp, thoải mái hơn cho người sử dụng, cần nhả bằng nhựa nhỏ (cần B), có thể điều chỉnh tăng, giảm độ sát tay lắc đến ghi-đông từ 4 đến 8 độ bằng miếng chêm nhựa, nặng 475g/cặp, có màu bạc và màu đen. Tay Tiagra STI-4500 bằng nhôm và có lớp phủ nên ở vùng biển dễ bị teng nhôm (chân chim) nếu ko bảo quản.
Tiagra STI-4500: tương thích với dĩa đôi và dĩa 3, Tiagra STI-4500/4501 dành cho dĩa đôi ( double ) và Tiagra STI-4503 dành cho dĩa 3 ( triple ), muốn tìm thông số này hãy lật miếng su lót tay lắc xem ở mặt ngoài má tay nhựa.
Tiagra STI-4600, 10 tốc độ: đây là đời mới nhất của Tiagra, hay được gọi là Tiagra 2011 ( 2012 ) và Tiagra cũng được thăng quan lên nhóm 10 của Shimano, tuy nhiên Tiagra vẫn còn ở dạng “dây điện” ngoài trời chứ chưa được qui hoạch như các đời trước, ví dụ như 105, Ultegra hay Dura– Ace, nghĩa là vẫn còn dùng dây nổi chứ chưa không phải dây chìm.
Tiagra STI-4600: thiết kế tay thắng nhỏ gọn theo giải phẩu học của bàn tay, tay thắng được bọc 1 lớp su mềm sít tay, đầu ngù cao như các đời Shimano 10 tốc độ khác, có đồ hồ báo ở tay thắng như loại 4500. Đời này cũng có loại dành cho dĩa 2 và dĩa 3, sản xuất tại Malaysia, hình thức tuy có được, nhưng theo đánh giá của dân chơi xe chuyên nghiệp, độ chính xác và ổn định chỉ dưới điểm trung bình.
SHIMANO 105
Tính đến nay dòng tay lắc này có các đời sau ở Việt Nam:
Shimano STI 105 5500/5501/5510/5500-C/5503 9 tốc độ: Đây là dòng sản phẩm đánh dấu sự lớn mạnh của Shimano, những sản phẩm có dấu + ( plus ) ! và đây cũng là mơ ước của nhiều tay đuaViệt Nam cách đây khoảng 5, 7 năm, thời điểm Dura-Ace hay Ultegra vẫn là cái gì đó xa vời, mới lạ.
Shimano STI 105 5600/5601/ 5603 10 tốc độ: Đời này tay Lắc làm gọn ở tay cầm, đầu ” ngù ” làm cao hơn, đây là cái mà đa số dân xe đạp Việt Nam rất thích. Tay lắc 105 5600 10 tốc độ khá bền, ổn định sau thời gian dài sử dụng. Sau khi sử dụng ( đi tập, đi đua ) các bạn nên dùng 1 khăn mềm nhúng vào nước lạnh và lau toàn thân tay lắc để tránh bị teng tay lắc. Shimano 105 5600 vẫn sử dụng dây nổi nhưng khi lên xe khó phân biệt với tay Dura-Ace.
Shimano STI 105 5700/5701/5703 10 tốc độ: thiết kế siêu mới, đi dây chìm toàn bộ, nguyên tắc đi dây đề và dây thắng khác hẵn 5600, tương thích như tay Ultegra 6700, tay uốn nhỏ, cong để nằm gọn hơn trong bàn tay, đầu ngù không làm quá cao như tay 5600 nên dễ thao tác chuyển đổi tốc độ khi đitay trên. Tay 5700 rất nhạy và chính xác, nó cung cấp một sự thay đổi nhanh hơn, nhẹ hơn, mượt mà hơn.
SHIMANO STI ULTEGRA
Shimano STI Ultegra.
Các dòng Shimano Ultegra đang có ở Việt Nam là:
STI Ultegra 6500/ 6501/ 6510 9 tốc độ: Chuyển dịch 9 tốc độ chính xác, đầu ngù tay lắc được thiết kế phù hợp với giải phẫu bàn tay để giảm mệt mõi, sử dụng cho dĩa 2 hay dĩa 3, đây là sản phẩm áp chót của Shimano chỉ sau Dura-Ace nên chất lượng ko thua gì Dura-Ace nhưng giá lại nhẹ hơn, trọng lượng 485g/bộ, Tay Lắc 9 Ultegra 6500 này vẫn còn nhiều người dùng hiện nay. Đánh giá : khá tốt nhưng dễ bị lỗi nhông, đa số tay lắc ultegra 9 ở Việt Nam bị teng ( rỗ chân chim ).
Shimano STI Ultegra 6600/ 6603 10 tốc độ: Mẫu mã đẹp, với tính năng khác hẵn 9sp, chỉ cần lắc nhẹ là lên hay xả nhẹ là xuống, khi thao tác chuyển đổi tốc độ ít tốn sức, đời này làm đầu ngù cao , thân tay thắng nhỏ, ôm với lòng bàn tay. Về chất lượng thì khỏi chê, rất bền và nhẹ có người dùng trên 5 năm vẫn khá tốt, các tay đua chuyên nghiệp vẫn đang sử dụng dòng Ultegra 6600 này.
Shimano STI Ultegra 6601 SL hay 6600G 10 tốc độ: Đây là đời ra sau đời 6600, gọi là Ice-Grey Ultegra SL, với hy vọng là 1 cầu nối giữa Ultegra với Dura- Ace. Tay lắc đời này nhẹ hơn được 36gr so với đời 6600 vì có thay đổi từ thép qua nhôm ở 1 số thành phần trong bộ ruột tay lắc.
Lời khuyên : nên chọn 6500 thay vì 6600G
Shimano STI Ultegra 6700: Một hình thức mới hoàn toàn, rất nhiều cải tiến và tăng cường cho dòng Ultegra 6700 này, tay lắc ngắn lại, cong theo ghi-đông, đầu ngù hạ xuống vừa phải nhỏ gọn, có thể dễ dàng phanh ( thắng ) từ vị trí đầu ngù ( cầm tay trên ) , cách đi dây khác hẳn các dòng Ultegra khác, tay lắc ( thắng ) bằng composit, trọng lượng nhẹ 445g/cặp. tương thích với dĩa 2 và dĩa 3. Có 2 màu : màu Bạc ( đời đầu ) và màu Đen ( đời sau ).
Shimano STI Ultegra Di2 6770 10 tốc độ: Tay Ultegra 6770 hình thức giống như tay Dura-Ace Di2, tay lắc điện này rất nhẹ có 313gr/cặp , đời này mà gọi tay lắc là ko đúng ( vì ko còn lắc nữa ) mà phải gọi là tay bấm điện vì điều chuyển tốc độ nhanh, chậm ( lên xuống dĩa, líp ) bằng phím bấm kỹ thuật số tương tự như bấm phím chuột máy tính, đầu ngù tay bấm điện được thiết kế phù hợp hơn nữa với người sử dụng, khác hẵn luôn cả 6700
SHIMANO STI DURA-ACE
Shimano STI Dura-Ace
Nói đến Dura-Ace ( D-A ) là nói đến sự hoàn thiện, hoàn mỹ và cái gì mới nhất, tốt nhất khi nói về bộ chuyển động và phụ tùng xe đạp. Dân xe đạp tự hào khi sử dụng cái gì có tên D-A, sử dụng D-A cảm thấy rất yên tâm vì do sự chính xác, hợp lý của sản phẩm đem lại, tóm lại đồ D-A là cao cấp, chất lượng và đẳng cấp. Shimano STI Dura-Ace có các sản phẩm sau
Shimano STI Dura-Ace 7700/ 9 tốc độ: được giới thiệu trên thị trường từ năm 1997 và chấm dứt sản xuất vào năm 2004, với sản phẩm dòng series 7700 là sự lựa chọn của hầu hết nhiều proteam và tay đua trong thời kỳ đầu của những năm 2000, sau đó thì D-A có thêm dòng 7800 và 7900 cho cơ, tuy nhẹ hơn, hình thức hơn nhưng D-A 7700 dưới góc độ chất lượng thì ko có gì phải bàn, đó là 1 sản phẩm tốt ngang ngữa với 7800. Chất lượng vật liệu của sản phẩm, mức độ bóng bẩy, và chi tiết sắc sảo thì 7700 đạt được nhiều đánh giá tốt, tuy nhiên so với thị trường hiện nay thì D-A 7700 được coi như …đồ cổ.
Shimano STI Dura-Ace 7800/ 10 tốc độ: Đây mới là một sản phẩm mà chỉ nghe khen khi sử dụng, với 7800 tay lắc đã được làm cho phù hợp hơn với những yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng, hình thức nhỏ, gọn hơn 7700, thiết kế đầu ngù cao và độ lõm yên ngựa phù hợp, tạo được nhiều tư thế với bàn tay người sử dụng trong việc chuyển đổi tốc độ và động tác thắng ( phanh ) kể cả phanh tay trên, trong các dòng tay lắc cơ hiện nay của Shimano thì 7800 vẫn được nhiều tay đua chuyên nghiệp ở VN cho đến nước ngoài vẫn sử dụng, với dân nghiệp dư thì 1 cặp tay lắc D-A 7800 phải trầy trật lắm mới tìm được, trọng lượng chỉ với 420gr/cặp. Được đánh giá 5 sao trong các chọn lựa.
Shimano STI Dura-Ace 7900/ 10 tốc độ: Shimano Dura Ace 7900 groupset được phát triển với một mục tiêu chiến lược là tạo ra được 1 dòng sản phẩm tốt nhất, khi ra group này Shimano đã thể hiện được sự nhảy vọt lớn so với các thương hiệu cạnh tranh khác, và có thời điểm 7900 là hàng đĩnh của dòng xe đạp đường trường, xe tính giờ của giới chuyên nghiệp cho đến giới nghiệp dư và luôn cả mấy anh đạp xe nghêu ngao giữa đường hay đi uống cà phê cũng chơi Dura-Ace 7900.
Shimano STI Dura-Ace Di2 ST-7970 STI Levers 10 tốc độ: Khi Campy lo tăng số nhông líp lên 11 thì Shimano lục lại mấy phát minh cũ của mình để cho ra đời tay đề điện tử với tên Dura-Ace Di2 7970. Với Di2 D-A thì tay điều khiển kép như một mother board (bo mạch chủ) của máy vi tính, các con xử lý và điểm tiếp xúc đều ở trong mạch của tay điều khiển, để điều chuyển tốc độ nó cần có sự kết hợp với sang dĩa điện, cùi đề điện, pin và bộ dây chuyên dụng. STI Dura -Ace 7970 Di2 2012, 10sp với trọng lượng thực tế là 258gr/cặp, năm 2009 là năm đầu tiên Shimano giới thiệu Di2 thương mại, cùng năm đó có nhiều đội proteam được sử dụng ở tour of California và George Hincapie dùng ở tour de France cùng năm.
Tags: xe đạp, xe đạp bianchi, Xe đạp gấp, xe đạp look, xe đạp peugeot, xe đạp pháp, xe đạp thành phố, xe đạp thành phố.hh, xe địa hình, xe đua, xe thể thao, xe trẻ em