XE ĐẠP ĐIỆN QUÁ NHIỀU NGUY HIỂM !

Tin tức thị trường 15/05/2020

XE ĐẠP ĐIỆN QUÁ NHIỀU NGUY HIỂM !

Với tính năng sử dụng tiện lợi, gọn nhẹ, thân thiện với môi trường, không tốn tiền xăng, song ít ai biết đến mối nguy hại của ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người sử dụng lớn như thế nào…

Xe đạp điện gây ô nhiêm môi trường

Xe đạp điện có 2 loại động cơ chính, một loại chạy bằng pin, còn một loại chạy bằng ắc quy. Các phương tiện tích trữ năng lượng này đều được người sử dụng cho rằng khá hiệu quả và tiện lợi. Nhưng nguồn gốc của chúng lại được nhập khẩu từ Trung Quốc với giá rẻ, còn chất lượng của các bình ắc quy hay pin như thế nào vẫn luôn là một dấu hỏi lớn đối với người tiêu dùng.

Sân gửi xe ở một trường cấp 3 Hà Nội ngập tràn xe đạp điện.

Các loại pin, ắc quy xe đạp điện chứa lượng chì lớn thuộc vào nhóm chất thải nguy hiểm. Khi sử dụng lâu chì trong bình điện và vỏ nhựa thải ra môi trường gây ô nhiễm, độc hại đến sức khỏe con người. Quá trình sản xuất, tái chế ắc quy với công nghệ lạc hậu, nên môi trường bị ô nhiễm nặng (sản xuất các tấm chì điện cực, sản xuất nhựa vỏ bình ắc-quy, sản xuất ra a-xít…). Việc bùng nổ sử dụng xe đạp điện có thể làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường thông qua các làng nghề tái chế.

Chính vì thế khi nhắc đến xe đạp điện, xe máy điện đôi khi chúng ta ngộ nhận là thân thiện môi trường, thuật ngữ tiêu chí mà nhà sản xuất thường đưa ra “xanh” thì chỉ nói đến vấn đề giảm xả thải khí SO2, CO2… mà họ đã cố tình không nhắc đến việc sản xuất cũng như trách nhiệm của mình trong việc tái chế, tiêu hủy ắc quy.

Ắc quy chí Trung Quốc cực kì độc hại. (Nguồn: Internet)

Người bị nhiễm độc từ chì có thể dẫn đến mất phương hướng, co giật, thậm chí tử vong, ảnh hưởng đến sự phát triển của não, rối loạn hành vi, thiếu máu tăng huyết áp, suy thận, độc tính với cơ quan sinh sản… Có thể nói độ phơi nhiễm độc từ ắc quy chì với sức khỏe người sử dụng là rất lớn.

Theo PGS-TS. Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, nước ta cho phép nhập khẩu xe đạp điện thì cũng phải tính ngay đến việc xử lý chất thải nguy hại do loại xe này gây ra. Nếu việc xử lý chất thải nguy hại không đáp ứng được nhu cầu sử dụng xe đạp điện thì tiềm ẩn những nguy cơ lớn đối với môi trường. Mỗi xe đạp điện thường gắn 3-4 bình ắc quy, mỗi bình ắc quy có tuổi thọ 2 năm. Nếu Việt Nam có khoảng 1 vạn xe đạp điện thì hai năm sẽ có 3-4 vạn ắc quy chì phế liệu thải ra môi trường.

Thông tin từ một cửa hàng xe đạp điện trên Tôn Đức Thắng cho biết, xe kém chất lượng thường có bình ắc quy không tốt, mỗi khi hỏng hóc, lượng chì và axit trong bình dễ chảy tràn ra ngoài, gây chập cháy rất nguy hiểm.

Theo thông tin từ VTV với gần 500 trẻ em bị phơi nhiễm độc chì từ gấp 4-7 lần ngưỡng cho phép tại làng tái chế bình ắc-quy cũ ở huyện Đông Mai, Hưng Yên khiến Bộ Y tế đã phải vào cuộc điều tra.

Số liệu thống kê khiến chúng ta phải giật mình với lượng ắc-quy tại Việt Nam thải loại ra năm 2010 là 40.000 tấn, dự kiến đến năm 2017 sẽ lên đến khoảng 70.000 tấn ắc-quy chì.

Loại xe đạp điện chạy bằng pin Trung Quốc bán chạy nhất thị trường xe đạp điện hiện nay.

Người sử dụng thường có thói quen dùng sai xe đạp điện như: chở quá tải, nạp điện khi điện ắc-quy vẫn còn, nạp chưa đủ thời gian… dẫn đến bình ắc-quy giảm tuổi thọ. Nếu không có cách sử dụng đúng và sử dụng quá nhiều thì trung bình tuổi thọ bình ắc-quy của xe đạp điện khoảng 1 – 2 năm.

Theo đó, người dùng cần thay đổi thói quen không tốt khi dùng xe. Không nên đi xe quá lâu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa to, nước ngập, tránh làm ắc quy, pin xe hỏng, rò rỉ điện hoặc chì, axit.

Ngoài ra, hạn chế đi tốc độ cao, tuân thủ yêu cầu điều khiển phương tiện an toàn. Ngoài ra bình ắc quy hay pin xe đạp điện thường có thời gian bảo hành trong 1 năm, khi hết bảo hành người dùng phải thay 4 cục ắc quy trong bình điện với giá từ 1 triệu rưỡi đến 3 triệu đồng. Điều này cho thấy sử dụng xe đạp điện tốn kém nhất là ắc quy và pin…

Xe đạp điện không đảm bảo an toàn giao thông.

Xe đạp điện đã tạo nên “cơn sốt” trong giới trẻ, thậm chí lan sang cả những người lớn tuổi. Không cần bằng lái hay phải mua xăng, xe đạp điện vẫn có thể phóng với tốc độ ngang xe máy… và trở thành “hung thần” trên đường phố.

Trung bình tốc độ tối đa của xe đạp điện có thể đại tới 40km/h có xe đạt tới 50km/h tương đương với tốc độ xe máy, trong khi trọng lượng của xe rất nhẹ nên khi xảy ra tai nạn, độ văng của xe điện rất mạnh, khiến người điều khiển bị chấn thương nặng hơn.

Học sinh đi xe đạp điện dàn hàng ngang và không đội mũ bảo hiểm.

Tốc độ cao nhưng phanh giảm tốc lại khá yếu. Bạn Vũ Phương Anh, học sinh lớp 9 trường THCS Hoàn Kiếm – HN cho biết, xe đạp điện Giant của em vừa mua được 3 tháng mà đã phải đi chỉnh lại phanh vì phanh không ăn,” đi xe phanh không ăn em rất sợ” Phương Anh chia sẻ.

Phần lớn người sử dụng là học sinh, sinh viên, đang ở độ tuổi cái tôi cao, nên khi tham gia giao thông thường rất chủ quan: không đội mũ bảo hiểm, kẹp ba, kẹp bốn, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng,.. gây nguy hiểm đến tính mạng không chỉ người điều khiển mà còn những phương tiện tham gia giao thông trên đường.

Xe đạp điện không khác gì xe thồ

Xe đạp điện nhập lậu, kém chất lượng, điện tốc cao, các thiết bị không rõ nguồn gốc,… đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Thời gian qua, Cục Đăng kiểm Việt Nam qua công tác kiểm tra đã phát hiện và chấn chỉnh gần 20 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe đạp điện, xe máy điện để xảy ra vi phạm, trong đó có việc sản xuất, lắp ráp loại xe chưa được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận chất lượng hoặc không đúng với kiểu loại xe đã được chứng nhận chất lượng.

Rất nhiều vụ tai nạn xảy đến với xe đạp điện

Theo Thông tư 63/TT-BGTVT (ngày 22/12/2011) về việc quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn của Bộ GTVT thì xe đạp điện cũng năm trong danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn giao thông.

Như vậy, xe đạp điện vừa tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe vừa gây nguy hiểm tính mạng, không đảm bảo an toàn giao thông cho người sử dụng. Mặc dù công tác quản lý, kiểm tra sát sao của Bộ GTVT song tình trạng xe đạp điện kém chất lượng, nhập lậu vẫn diễn ra phổ biến.

Tags: , , , , , , , , , , ,


Tin tức thị trường liên quan khác

Đăng ký tư vấn dịch vụ

Chào bạn. 👋 Hãy để lại thông tin của bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ cho bạn trong thời gian sớm nhất.